Chi tiết các hệ thông dẫn động đang phổ biến hiện nay
Thông qua những kiến thức cơ bản và khái quát nhất về hệ dẫn động, người sử dụng có thể nắm bắt và lựa chọn cho mình những chiếc xe phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người trong những điều kiện khác nhau.
Vai trò của hệ dẫn động
Các hệ dẫn động trên ô tô làm nhiệm vụ truyền chuyển động và mô men ( lực vòng hay còn gọi là lực xoắn) được sản sinh từ động cơ xuống các bánh xe chủ động. Ngoài ra nó còn phân bố lực bám trên các bánh hoặc cặp bánh để tùy từng trường hợp cụ thể làm sao để công suất sinh ra có ích nhất, vượt chướng ngại vật trong những điều kiện vận hành nhất định. Do đó hệ dẫn động đóng vai trò hết sức quan trọng trong một chiếc xe. Hệ dẫn động có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến hiệu suất truyền động mà còn ảnh hưởng đến độ êm dịu khi xe hoạt động, đặc biệt là những khi xe ôm cua.Năng lượng được phân bố như thế nào cho hợp lí, mang lại hiệu quả cao thì việc bố trí sử dụng hệ dẫn động như thế nào luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các kĩ sư. Các dòng xe hiện nay sử dụng nhiều loại hệ dẫn động khác nhau cho từng loại xe tùy vào mục đích sử dụng, phổ biến nhất là loại FWD ( Front – wheel- drive, dẫn động cầu trước) , RWD ( Rear-wheel-drive, dẫn động cầu sau ), AWD ( All-wheel-drive, dẫn động 4 bánh toàn thời gian ), 4WD ( four-wheel-drive, hệ dẫn động 4 bánh)…
Hệ dẫn động cầu trước
Hệ dẫn động FWD sử dụng mô men từ động cơ truyền thẳng xuống hai bánh trước để tạo lực phát động cho xe chuyển động. Đây là hệ dẫn động phổ biến nhất hiện nay trên các mẫu xe hơi đời mới do có nhiều ưu điểm. Theo đà phát triển, ngày nay khoang động cơ thường được đặt phía trước để tăng độ bám và khả năng dẫn hướng cho bánh lái, do vậy sử dụng hệ dẫn động cầu trước sẽ được lợi nhiều hơn trên các mẫu xe hơi. Nó làm giảm được khoảng không gian mà trục cát-đăng chiếm chỗ nếu như dùng dẫn động cầu sau, nhờ đó tăng được khoảng không gian của nội thất. Các chi tiết dẫn động ít và nhỏ gọn hơn nhờ vậy mà giảm được trọng lượng bản thân của xe, và làm giảm độ phức tạp của hệ dẫn động, tiết kiệm được chi phí sản xuất vận hành chiếc ô tô.
Tuy nhiên trong quá trình vận hành cũng không thể tránh khỏi những nhược điểm. Quá trình xe chạy bình thường thì có thể trọng tâm xe sẽ rất cân bằng, nhưng khi phanh gấp, trọng lượng xe dồn lên cầu trước, do đó dễ bị trượt bánh sau làm cho đuôi xe bị quay hoặc mất ổn định. Dẫn động cầu trước cũng là một hạn chế đối với một số chiếc xe thể thao mà chủ nhân của nó có thú chơi Drift.
Hệ dẫn động cầu sau
Đối với một số xe đặc biệt hiện nay như Porsche 911 có khoang động cơ đặt phía sau thì hệ dẫn động cầu sau vẫn nhỏ gọn nhưng trọng tâm lại dồn quá nhiều về phía sau khiến độ bám và chức năng dẫn hướng của cặp bánh trước bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, như đã đề cập đa phần xe hơi đời mới đều có khoang động cơ đặt phía trước. Sử dụng hệ dẫn động cầu sau thì sẽ làm cho những chiếc xe này dễ cân bằng hơn trong việc phân bố trọng lương khi thiết kế, bánh sau chủ động bằng lực đẩy nên xe cũng dễ dàng tăng tốc.Để dẫn động cầu sau thì bắt buộc phải sử dụng hệ thống truyền động phức tạp và có phần nặng nề hơn. Sử dụng hệ dẫn động cầu sau hai bánh trước tuy có được giải thoát khỏi nhiệm vụ dẫn động và chỉ tập trung vào việc dẫn hướng (bánh lái) nhưng ưu điểm này không làm RWD trội hơn so với FWD. Ngoài ra, khi đi xe dẫn động cầu sau mà không có hệ thống kiểm soát độ bám đường, người lái rất dễ mất lái ở các đoạn đường trơn trượt hay mắc kẹt xuống ổ gà.
Hệ dẫn động bốn bánh bán thời gian (4WD)
Hệ dẫn động này chuyển sang chế độ 4WD hay giữ trạng thái RWD hoặc FWD tùy thuộc vào người lái. Khi được kích hoạt, bộ phận phân phối mô men sẽ chia lực kéo cho cả cầu trước thay vì một cầu để giúp xe tăng có lực phát động cả ở 4 bánh, xe có thể vượt chướng ngại vật hoặc khi bị lầy bánh sau hoặc trước. Khi bộ phân phối mô men ban đầu chưa được cải tiến, mô men truyền tới các bánh là như nhau, điều này làm cho người lái gặp khó khăn khi bẻ cua. Hiện nay với cải tiến công nghệ, các dòng xe mới sử dụng hệ dẫn động này đã khắc phục được nhược điểm trên bằng cách phối hợp các cơ cấu vi sai. 4DW thường được sử dụng trên các mẫu xe địa hình, bán tải thường di chuyển trên các điều kiện khó khăn.
Hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian ( AWD )
Với sự phát triển vượt bậc về kĩ thuật và những ứng dụng từ máy tính cho xe. Hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian ngày càng được hoàn thiện. Mô men từ động cơ được truyền tới bốn bánh trên suốt quá trình xe hoạt động. Người lái xe sẽ không cần can thiệp để chuyển chế độ, có thể tập trung vào việc lái xe, đây là ưu điểm cũng chính là nhược điểm, trên những quãng đường khó khăn cần sự điểu chỉnh tùy í thì. Cơ cấu này được cải tiến so với hệ 4WD, AWD có 2 loại là cơ khí và điện tử. Thông dụng nhất của hệ thống AWD cơ khí là dựa trên 3 khóa vi sai. Một khóa vi sai ngay ở hộp số giúp phân phối một cách không đồng đều mô-men xoắn từ cơ cấu truyền động tới các bánh hoặc hai trục của xe lái xe có thể dễ dàng bẻ cua chuyển hướng.hệ thống. AWD không hoàn toàn giúp xe kiểm soát độ bám đường tốt ở chế độ di chuyển địa hình với tốc độ cực thấp như 4WD. Ưu điểm của ADW là cung cấp độ bám đường lớn hơn, tăng khả năng điều khiển xe trong mọi điều kiện mặt đường và hoạt động toàn thời gian. Nhược điểm của hệ thống AWD là tăng mức nhiên liệu tiêu thụ, tăng trọng lượng cũng như độ phức tạp của xe và không thực sự tốt ở điều kiện địa hình quá hiểm trở.
Leave a Reply